Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Trang Lạ lái siêu xe "cửa cánh chim" có giá 11,8 tỷ đồng


Theo tin tức từ Autopro thì Mercedes-Benz SLS AMG được trang bị động cơ V8, dung tích 6,2 lít, sản sinh công suất tối đa 563 mã lực tại 6.800 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 650 Nm tại 4.750 vòng/phút. Sức mạnh động cơ được truyền tới bánh thông qua hộp số ly hợp kép thể thao 7 cấp. Nhờ đó, siêu xe "cửa cánh chim" Mercedes-Benz SLS AMG 2014 có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong 3,2 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 328 km/h. Ngoài ra, Mercedes-Benz SLS AMG còn có khả năng hoàn thành quãng đường 1/4 dặm, tương đương 400 mét trong vòng 11,1 giây ở vận tốc 212 km/h.



Mới đây trên trang cá nhân của mình, người mẫu Trang Lạ chia sẻ hình ảnh cô lái chiếc siêu xe Mercedes-Benz SLS AMG "cửa cánh chim" có giá 11,8 tỷ đồng.
Trang Lạ lái siêu xe Phóng to


Trang Lạ lái siêu xe "cửa cánh chim" 11,8 tỷ đồng trong chuyến công tác nước ngoài.
Được biết, hình ảnh người mẫu Trang Lạ ngồi trên chiếc siêu xe Mercedes-Benz SLS AMG được chụp cách đây 1 ngày khi cô đang có chuyến công tác kết hợp với du lịch tại Pháp. Trong ảnh, Trang Lạ diện trang phục khỏe khoắn và đeo kính đen khi tạo dáng trên xe.



Mercedes-Benz SLS AMG thuộc phiên bản 2014 mới nhất của Mercedes-Benz và là chiếc xe được cả Thế giới yêu thích ở thời điểm hiện tại.

Một trong những điểm nhấn về thiết kế của Mercedes-Benz SLS AMG chính là bộ cửa hình cánh chim vô cùng độc đáo. Thậm chí, bộ cửa hình cánh chim đã trở thành tên gọi thân mật của siêu xe Mercedes-Benz SLS AMG.

Khám phá chiếc xe tải Colani Truck



 Điều khiển xe bằng các nút Joystick và màn hình camera chiếu hậu.Phòng thư giãn trên xe như trên máy bay.


Thật may mắn và ấn tượng khi lần đầu tiên được khám phá vả trải nghiệm một điều gì đó thật đặc biệt. Việc lần đầu tiên được khám phá chiếc ôtô tải concept tuyệt đẹp như một chiếc máy bay của nhà thiết kế nổi tiếng Colani cũng mang lại đầy cảm xúc cho tôi như khi lần đầu tiên được bay chiếc Turbolet 16 chỗ ngồi cũ kỹ như một chiếc ôtô mini bus.

Luigi Colani, nhà thiết kế công nghiệp huyền thoại thế giới mang hai dòng máu Đức – Thụy Sĩ. Ông là người thiên về những ý tưởng phóng khoáng, tự do hơn là những form mẫu thiết kế truyền thống.  Khi đứng trước chiếc xe tải do ông thiết kế, tôi cảm thấy đây là một kiệt tác về trực quan mà không từ ngữ nào có thể miêu tả hết được.

Nó có điều gì như bồng bềnh trên mặt đất rồi lại bay vút vào không gian. Chiếc xe tải Colani đầu tiên được ông sáng tạo trên nền tảng khung sườn của Mercedes vào cuối những năm 1980, và hôm nay đây tôi thực sự may mắn khi lần đầu tiên được bước vào một chiếc xe thực trong cái thế giới đầy ý tưởng sáng tạo của ông.  
Cabin xe tải như buồng lái máy bay phản lực.


Chiều dài toàn bộ xe là 31 mét. Colani Truck sử dụng năng lượng hoàn toàn bằng điện.


Tại sao Honda SH lại được dùng làm xe dọn vệ sinh ở Anh?


Ở phương Tây, Honda SH vẫn được xếp vào dòng maxi-scooter (xe tay ga cỡ lớn) và sử dụng để đi làm, đi chơi, dành cho những người chán sự ngột ngạt của xế hộp, chứ không chỉ là “chiếc xe dùng để dọn rác” theo quan điểm của nhiều người.


Nhiều người thường nói: "SH ở nước ngoài chỉ để dọn vệ sinh". Nhưng ít ai biết rằng, lương mỗi năm của một công nhân vệ sinh tại phương Tây có thể mua được hàng chục chiếc SH.
Xuất phát từ những hình ảnh công nhân vệ sinh tại nước Anh sử dụng SH để chở máy hút bụi trên đường phố, nhiều người đưa ra kết luận: “SH ở nước ngoài chỉ để dọn vệ sinh, nhưng ở nước ta cho là đẳng cấp”.

Quan điểm này xuất hiện khá nhiều, ở bất kỳ chủ đề nào liên quan tới SH được khởi tạo trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội. Việc công nhân vệ sinh ở Anh sử dụng SH làm phương tiện di chuyển hoàn toàn là sự thật. Tuy nhiên, theo nhiều người am hiểu, nó chỉ là một góc nhỏ của vấn đề.

Do thiết kế SH phù hợp, yên dài, có thể chở được máy hút bụi khá lớn và dễ sử dụng bằng một tay nên người ta sử dụng chiếc xe này thay vì những loại xe khác.

SH được dùng làm phương tiện dọn vệ sinh cũng không phải vì rẻ tiền. Tại Anh, giá một chiếc SH 125i được niêm yết trên trang web của Honda cũng có giá 3.100 bảng (tương đương 106 triệu đồng). Trong khi đó, một chiếc Toyota Yaris phiên bản cơ sở cũng chỉ có giá 11.000 bảng.



Xe SH được thiết kế chuyên dụng dành cho công nhân vệ sinh hút bụi trên đường phố.
Thêm một lý do nữa khiến người phương Tây sử dụng SH cho công nhân dọn vệ sinh là bởi thu nhập của công nhân vệ sinh tại các quốc gia này khá cao. Theo số liệu của The Guardian, thu nhập trung bình của công nhân vệ sinh tại Anh vào khoảng 26.000 bảng/năm (tương đương 43.000 USD).

Theo khảo sát của Payscale (tổ chức có cơ sở dữ liệu lương thưởng cá nhân lớn nhất thế giới) năm 2010, một công nhân vệ sinh tại Mỹ nhặt rác ở các khu dân cư có thu nhập từ 20.000 đến 40.000 USD trong năm đầu tiên. Thậm chí, những người có kinh nghiệm trên 10 năm, mức lương khoảng 86.000 USD.


Thậm chí tại Ý, quê hương của những chiếc Vespa thanh lịch, người ta vẫn sử dụng SH như một phương tiện giao thông hằng ngày.

Tài phiệt ở Hong Kong mua 30 Rolls-Royce Phantom


Stephen Hung từ lâu đã nổi tiếng là người thích Rolls-Royce. Theo Wall Street Journal, vì là con trai của một nhà đầu tư bất động sản giàu có, Hung thường xuyên lái loại xe này đi làm, thậm chí là đi thực tập.


Được định giá 20 triệu USD trên Financial Times, đây được coi là đơn hàng lớn nhất trong lịch sử hãng xe sang.
Ông trùm bất động sản Hong Kong (Trung Quốc) - Stephen Hung cho biết sẽ dùng đội xe này để đưa đón khách tại dự án Khách sạn - casino Louis XIII sắp tới ở Macau. Dự án này nhằm thu hút lượng khách đánh bài giàu có người Trung Quốc và được quảng cáo là khu khách sạn - sòng bài sang trọng nhất thế giới.

Dù ngành casino tại đây đang trải qua mùa hè tệ nhất kể từ năm 2012, Louis XIII vẫn tự tin sẽ đưa khái niệm xa xỉ lên một tầng cao mới khi mở cửa vào năm 2016. Ví dụ, căn phòng đắt nhất tại đây sẽ có giá tới 130.000 USD một đêm, Wall Street Journal cho biết.

"Rolls-Royce Motor Cars rất vui mừng và vinh dự khi cung cấp đơn hàng Phantom lớn nhất lịch sử cho ông Hung. Đội xe Phantom của Louis XIII cam kết sẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho khách hàng tới khách sạn tại Macau. Sự lựa chọn của ông Hung chính là lời khẳng định về vị thế của Phantom trong phân khúc xe sang trên thế giới", CEO Rolls Royce - Torsten Mueller-Oetvoes cho biết.

Theo Rolls-Royce, mỗi xe trong số 30 chiếc Phantom (phiên bản trục cơ sở kéo dài) sẽ được thiết kế riêng. Nội thất và tính năng đều phản ánh phong cách vượt trội của tài phiệt 55 tuổi. Trong đó, hai chiếc sẽ được trang trí bằng vàng và là những chiếc đắt nhất từng được đặt mua. Ngoài việc cung cấp xe, Rolls-Royce cũng tham gia thiết kế đường vào khách sạn và đào tạo lái xe riêng cho Louis XIII.

Dù vậy, Louis XIII cũng không phải khách sạn nổi tiếng nhất vì có dàn xe Rolls Royce. Trước đó, Peninsula tại Hong Kong (Trung Quốc) đã có một đội Rolls-Royce xanh thẫm làm vui lòng khách hàng cả vài thập kỷ qua.


Hung lấy bằng MBA tại Đại học Nam California năm 1981. Ông từng làm Giám đốc mảng Ngân hàng đầu tư tại châu Á của Merrill Lynch. Từ năm ngoái, Hung giữ chức Đồng chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty Louis XIII.

Yamaha ra mắt xe côn tay Fazer Fi V2.0 vối giá chưa đến 30 triệu


Ngoài việc thay đổi ở kiểu dáng, Fazer Fi V2.0 cũng được trang bị động cơ công nghệ Blue Core, dung tích 150 phân khối, làm mát bằng gió, công suất 13,1 mã lực và mô-men xoắn cực đại 12,8 Nm, đi cùng hộp số 5 cấp.



Mẫu sport tourer 150 phân khối, phiên bản mới của hãng xe Nhật Bản được bán ra trong hôm nay tại Ấn Độ với giá 83.850 INR, tương đương khoảng 29 triệu đồng.


Fazer Fi V2.0 chính thức bán tại thị trường Ấn Độ.
Yamaha Fazer ra mắt thị trường Ấn Độ vào năm 2009, tiếp theo sự thành công của FZ16, FZ-S. Chính vì vậy, Fazer thừa hưởng hầu như mọi đường nét thiết kế của 2 mẫu naked-bike trước đó, ngoại trừ việc sử dụng cụm đèn pha đôi phía trước và có dàn áo rườm rà hơn.



Sau khi giới thiệu thế hệ thứ 2 của dòng FZ-S, Yamaha Ấn Độ cũng đồng thời tung ra phiên bản Fazer Fi V2.0. Tương tự như thế hệ trước đó, Fazer Fi V2.0 có kiểu dáng được lấy từ FZ-S Fi V2.0, chỉ khác biệt ở phần đầu xe và dàn nhựa.


So với FZ-S V2.0, mẫu sport tourer Fazer có phần đầu to hơn bởi sử dụng đèn pha đôi và có dàn nhựa ốp bên sườn bình xăng. Trong khi đó, yên xe cũng được tách làm hai phần, tạo ra sự khác biệt so với thế hệ trước.

Tại thị trường Ấn Độ, Fazer Fi V2.0 được bán với giá tương đương khoảng 29 triệu đồng. Bên cạnh đó, Yamaha cũng vẫn duy trì bán thế hệ Fazer cũ, sử dụng động cơ chế hòa khí.




Giải pháp chống ngủ gật khi lái xe


Ngoài ra, chiếc xe nhỏ còn sở hữu công nghệ hỗ trợ phát hiện và cảnh báo tình trạng lái xe vận hành ở tốc độ vượt ngưỡng an toàn, ôm cua quá gắp hay di chuyển quá gần với xe cùng chiều.

Không chỉ có thể phát hiện lái xe ngủ gật, hệ thống phần mềm trên mẫu xe Connected Car Experience còn phát hiện được nhịp tim của người điều khiển.
Tập đoàn Intelligent Mechatronic Systems vừa giới thiệu một dòng xe mới mang tên Connected Car Experience, sở hữu nhiều phần mềm và tiện ích hỗ trợ cho việc lái xe an toàn.

Khác với những chiếc xe thông thường, Connected Car Experience được trang bị bộ khung điện tử, có khả năng phát hiện lái xe ngủ gật, phân tích nhịp tim tài xế đập không bình thường và cảnh báo cho người lái bằng tín hiệu âm thanh.

Connected Car Experience có khả năng phát hiện và cảnh báo khi tài xế ngủ gật.
Thiết bị này còn có thể dự báo thời tiết và phân tích tình trạng giao thông, trước khi phát thông báo hoặc dẫn đường cho tài xế.

Hiện, Connected Car Experience đã được đưa vào sản xuất và đang trong quá trình vận hành thử nghiệm. Mức giá vẫn chưa được nhà sản xuất tiết lộ.


Mua xe sang cũ với “giá bèo” ở Việt Nam


Những vấn đề trên là ngọn nguồn của việc tại sao xe sang ở Việt Nam sau khi sử dụng trên 2-3 năm lại mất giá hơn những dòng xe phổ thông, ngược lại những dòng xe phổ thông sử dụng chán chê mà khi bán chỉ lỗ một khoản nhỏ không đáng so với sự phục vụ của nó. Cá biệt có những mẫu xe sau khi sử dụng 1-2 năm bán còn huề hoặc có lời.


Xe càng sang thì càng rớt giá mạnh. Đó là lí do vì sao những chiếc xế sang trên thị trường xe cũ có “giá bèo” hơn cả những chiếc xe bình dân.
Xe sang rớt giá

Những chiếc xe sang luôn có độ an toàn cao, trang bị công nghệ hiện đại và kiểu dáng thì cũng miễn chê. Thế nhưng, khi qua tay người dùng và bị đẩy ra thị trường xe cũ, chúng rất khó bán lại. Còn giá thì "rớt" thê thảm.

Xe sang khi bán lại thường bị rớt giá sâu.
Lấy ví dụ, một chiếc xe hạng trung BMW 325i đời 2005 giá tại các showroom xe cũ chỉ tầm hơn 430 triệu VND, hoặc chiếc Mercedes-Benz C200 đời 2005 cũng chỉ tầm 450 triệu VND.

Điều đáng nói là giá của những chiếc xe trên, thậm chí còn thấp hơn một chiếc Corolla Altis đời 2005 vài chục triệu trên thị trường xe cũ, trong khi nếu so sánh giá mới ở thời điểm mua mới thì BMW 325i hoặc Mercedes C200 có giá gần gấp đôi Toyota Altis.

Về độ an toàn, trang bị lẫn cảm giác lái thì có sự chênh lệch khá lớn, song, những chiếc xe sang cũ vẫn được liệt vào loại hàng khó bán, dễ tồn kho, nhận được sự thờ ơ từ người tiêu dùng. Kết quả là người ta cứ quan niệm rằng, cứ xe sang là mặc nhiên phải mất giá nhiều khi đã cũ.

Người ta cứ quan niệm rằng, cứ xe sang là mặc nhiên phải mất giá nhiều khi đã cũ (Ảnh minh họa)
Ở một dòng xe khác như SUV chẳng hạn, một chiếc Mercedes- Benz ML350 mới có giá bán 3,44 tỷ VND, còn Honda CR-V bản 2.4L có giá bán 1,14 tỷ VND, suy ra hai chiếc xe có giá chênh nhau 3 lần. Tuy nhiên, khi lấy hai chiếc xe này đã qua sử dụng để so sánh giá thì CR-V 2008 sở hữu mức giá khoảng 820 triệu VND, trong khi Mercedes ML350 đời 2008 giá cũng chỉ gần 1,3 tỷ VND.

Một số so sánh trên đã cho chúng ta thấy giá trị của xe sang sau khi sử dụng tại thị trường Việt Nam bị mất giá nhiều. Nghịch lý này tất nhiên được hình thành và chịu tác động của nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, sửa chữa bảo trì, tâm lý tiêu dùng, chính sách nhập khẩu,... khiến những chiếc xe sang cũ có giá trị bán lại không cao.



Vì đâu nên nỗi?

Đối với phần lớn người tiêu dùng ở Việt Nam, xe hơi là một tài sản lớn, mặc dù nó được liệt vào loại tiêu sản (giá trị giảm theo thời gian cộng với chi phí thường xuyên cho chiếc xe).

Rất ít người coi nó là một phương tiện đi lại phổ dụng. Cũng chính vì lý do này mà phần đông những người muốn sở hữu một chiếc xe hơi đều tính toán sao cho chi phí đầu tư cho nó phải kinh tế, nghĩa là sự hao hụt giá trị theo thời gian sau khi sử dụng cộng chi phí sử dụng phải là thấp nhất.

Khi đi mua xe cũ, người mua thường tính đến tính kinh tế.
Cũng do đó mà giá trị hữu dụng của một chiếc xe đã qua sử dụng nhiều lúc lại do tính thanh khoản cao của nó quyết định, chứ không phải là những thứ công nghệ tiện ích và an toàn được gắn trên một chiếc xe tuy nó đã cũ nhưng vẫn còn hoạt động tốt.

Người tiêu dùng ai cũng biết chất lượng của những chiếc xe đến từ Đức, Mỹ hoặc châu Âu “ăn đứt” chất lượng và độ an toàn của những hãng xe châu Á. Ấy vậy mà khi những chiếc xe nói trên đã qua sử dụng lại có giá mềm đến độ thua kém cả những chiếc xe phổ thông xoàng xĩnh.

Thêm vào đó, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng của những chiếc xe sang luôn cao hơn. Đó là trở ngại khiến người dùng không muốn mua xe sang đã qua sử dụng. Điều này khiến các xe phổ thông dù cũ vẫn làm mưa làm gió về giá và khi đó số phận những chiếc xe hạng sang bị lép vế.

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng của những chiếc xe sang luôn cao hơn.
Chi phí nhiên liệu ngày càng tăng cũng là một trong những lý do tạo nên sự chênh lệch nhiều giữa các loại xe sang và xe phổ thông. Ví dụ cùng một dòng xe nhưng phiên bản sử dụng động cơ có dung tích lớn hơn thì có chi phí tốn kém hơn, đó là điều hiển nhiên và hợp lý đối với người có tiền muốn chạy xe mạnh.

Thực tế cho thấy, những ai am hiểu và nhạy bén thì việc có một chiếc xe sang giá bèo là hoàn toàn nằm trong tầm tay, miễn là bạn chấp nhận sống chung với những chi phí cho nó, và ngược lại sự phục vụ của nó đối với bạn thì hơn hẳn những chiếc xe hạng phổ thông.